Quy trình dọn vệ sinh nội thất ô tô 15 bước

Nội thất xe là không gian chủ xe sử dụng nhiều nhất mỗi khi di chuyển. Không gian bên trong ô tô là không gian kín nên đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông. Ngoài việc lau nội thất sạch bằng khăn ẩm sau mỗi lần rửa xe, các bạn nên đưa xe đến các trung tâm để vệ sinh nội thất ô tô tổng thể 3-6 tháng 1 lần.

Lợi ích của việc vệ sinh nội thất ô tô

  • Khử mùi hôi trong nội thất xe
  • Loại bỏ nấm mốc, virus, vi khuẩn
  • Chống tia UV, chống lão hóa, hư hại bề mặt da, nhựa, cao su, v..v…
  • Duy trì độ mới, tăng giá trị chiếc xe

Quy trình vệ sinh nội thất ô tô

Kiểm tra tình trạng nội thất

  • Để tránh thất thoát tài sản, đồ đạc của khách nên được xếp gọn ra 1 túi nilong riêng có ghi tên
  • Quản lý nên ghi chép lại tình trạng xe vào phiếu tiếp nhận để tránh xung đột với khách hàng
  • Đánh giá bề mặt vết bẩn trong nội thất và tính toán thời gian thi công
quy trình nội thất 01 kiểm tra
Phiếu kiểm tra nội thất khi tiếp nhận xe

Rửa vỏ xe, giặt thảm

  • Với thảm cao su non: Vệ sinh bằng máy áp lực cao cùng với bọt tuyết
  • Với thảm nỉ: Xì khô hoặc sử dụng máy hơi nước nóng với chế độ hơi khô
quy trình nội thất 02 vệ sinh thảm
Vệ sinh thảm sàn

Thổi bụi, hút bụi

  • Nên dùng súng xì khô xì qua bề mặt nội thất cho bụi bay ra.
  • Sử dụng máy hút bụi hút sạch bề mặt từ Taplo, bảng điều khiển, hộc để đồ, ghế và dưới sàn
quy trình nội thất 03 hút bụi
Thổi bụi, hút bụi nội thất

Che kính lái, Taplo

Vì quy trình dọn nội thất sẽ được thực hiện từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới nên cần dùng khăn cotton dài phủ lên bề mặt Taplo, bảng điều khiến, kính lái để tránh hóa chất thi công ở các khu vực khác bắn lên

quy trình nội thất 04 che kính lái
Dùng khăn cotton dài che bề mặt kính và Taplo

Vệ sinh cánh cửa, zoăng, bản lề

Cánh cửa sẽ là khu vực được làm sạch đầu tiên.

  • Hạ hết kính sườn xuống
  • Sử dụng dung dịch tẩy da, nhựa, cao su xịt lên bề mặt
  • Dùng bàn chải nội thất chuyên dụng đánh sạch bề mặt rộng
  • Với các khu vực xương cánh cửa, bản lề, dùng chổi tròn vệ sinh
  • Zoăng cao su nẹp kính cần sử dụng bàn chải díp đánh răng để làm sạch
  • Dùng súng dọn nội thất Tornador hoặc máy hơi nước nóng để làm sạch dung dịch trên bề mặt
quy trình nội thất 05 vệ sinh cánh cửa
Vệ sinh cánh cửa, zoăng, bản lề

Vệ sinh trần xe

Với trần xe, cần phân tích chất liệu để biết bề mặt trần nỉ xù hay nỉ không xù.

  • Sử dụng máy hơi nước nóng có thể làm cho tất cả các loại trần
  • Khi không có máy hơi nước nóng, cần dùng bàn chải chuyên đánh nỉ để vệ sinh, bảo toàn bề mặt nỉ
  • Sử dụng dung dịch tẩy nỉ chuyên dụng tránh làm bạc màu, xước, xù nỉ.
quy trình nội thất 06 vệ sinh trần xe
Vệ sinh trần với máy hơi nước nóng có chế độ phun – hút

Vệ sinh Taplo, bảng điều khiển

Làm xong phần trần, tiếp tục vệ sinh bề mặt Taplo, bảng điều khiển, vô lăng, hộc để đồ. Đây là khu vực có nhiều linh kiện điện tử: Camera, màn hình DVD, hệ thống điều khiến của xe nên cần chú ý vệ sinh từng phần. Sử dụng dung dịch tẩy nội thất kết hợp chổi tròn để đánh sạch được những khe kẽ nhỏ.

quy trình vệ sinh nội thất 07 vệ sinh taplo
Đánh sạch Taplo bằng dung dịch nội thất chuyên dụng

Vệ sinh ghế

  • Nếu sử dụng máy hơi nước nóng thì không cần tháo ghế
  • Nếu sử dụng các phương pháp làm sạch truyền thống thì nên tháo ghế ra để có kết quả tốt nhất
quy trình nội thất 08 vệ sinh ghế
Vệ sinh ghế da không cần tháo ghế

Vệ sinh sàn

quy trình nội thất 09 vệ sinh sàn
Vệ sinh phần sàn xe

Vệ sinh cốp

Cốp là khu vực chứa đồ đạc, hàng hóa nên cần vệ sinh kỹ để những mùi hôi từ thực phẩm, đồ đạc ám lên khoang ngồi phía trên. Khu vực xương cửa cốp, bản lề cũng cần lưu ý vệ sinh.

quy trình nội thất 10 vệ sinh cốp
Vệ sinh cốp sau

Rửa xe chi tiết

Quá trình dọn vệ sinh bên trong nội thất đã xong. Giờ các bạn chỉ cần rửa vỏ xe, dưỡng lốp và lau kính lái, kính sườn bên trong để chuyển sang bước dưỡng nội thất.

quy trình nội thất 11 rửa xe chi tiết
Rửa xe chi tiết (lau kính, dưỡng lốp)

Dưỡng da, nhựa, cao su nội thất

Khi vệ sinh sạch bằng dung dịch tẩy rửa rồi, bề mặt nội thất sẽ có hiện tượng khô lại. Chúng ta cần cung cấp độ ẩm vào để lớp da, nhựa, cao su không bị nứt, lão hóa, bạc màu. Ngoài ra dung dịch dưỡng sẽ phục hồi màu cho bề mặt, chống tia UV, chống hiện tượng nứt chân chim, giữ cho nội thất luôn như mới

quy trình nội thất 12 dưỡng da nhựa cao su
Dưỡng da, nhựa, cao su

Dưỡng cửa gió điều hòa

Khác với da, nhựa, cao su, phần cửa gió điều hòa dù làm từ nhựa nhưng với đặc tính thổi hơi làm mát hoặc ấm, bề mặt này cần loại dung dịch chống đọng nước, hấp hơi. Dung dịch sử dụng cho cửa gió điều hòa có thể làm cho phần cửa gió luôn khô ráo, không đọng nước khi bị mất cân bằng nhiệt độ, chống bạc màu, chống bám mùi khó chịu vào sâu bên trong.

quy trình nội thất 13 dưỡng cửa gió điều hòa
Dưỡng cửa gió điều hòa

Khử mùi

Vệ sinh và dưỡng bảo vệ xong, sử dụng dung dịch khử mùi mạnh để xịt vào ghế phụ trước và điểm ghế sau, để chế độ điều hòa lạnh nhất, cho gió thổi lên mặt và xuống chân. Đóng kín cửa lại để trong 3 phút để dung dịch hoạt động, khử mùi hóa chất vừa thi công bên trong.

quy trình nội thất 14 khử mùi
Xịt khử mùi điều hòa

Bật điều hòa nóng sấy khô nội thất

Bước cuối cùng nên bật điều hòa nóng nhằm sấy khô nội thất trước khi bàn giao xe cho khách.quy trình nội thất 15 bật điều hòa nóng sấy

Bật điều hòa chế độ nóng

Bàn giao xe

Sau khi hoàn thiện công việc vệ sinh và bảo dưỡng nội thất, các bạn có thể bàn giao xe cho khách. Lưu ý ghi chú lại ngày tháng sử dụng dịch vụ để nhắc nhở khách đến vệ sinh định kỳ 3-6 tháng 1 lần. Để theo dõi quá trình cụ thể từng bước, các bạn vui lòng truy cập vào Video dưới đây nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *