Tiêu chuẩn thiết bị nâng hạ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Thiết bị nâng hạ là trang thiết bị quan trọng, không thể thiếu trong nhiều ngành nghề hiện nay. Cùng Thiết Bị Ô Tô Uni Việt tìm hiểu về những tiêu chuẩn thiết bị nâng hạ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu về thiết bị nâng hạ

Thiết bị nâng hạ là trang thiết bị có khả năng nâng, nhấc những vật có kích thước và trọng lượng lớn từ vị trí này và di chuyển, hạ xuống một vị trí khác, hoặc đơn giản là nâng lên hạ xuống ở một độ cao nhất định so với vị trí ban đầu.

Đây là loại thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong các gara ô tô, xưởng cơ khí, lắp máy, các khu công nghiệp, sửa chữa máy móc hoặc rửa xe quy mô lớn.

Thiết bị nâng hạ có thể kể đến như cẩu trục, … ứng dụng trong nghành chăm sóc, bảo dưỡng ô tô có nhiều loại khác nhau như cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, cầu nâng cắt kéo, kích thủy lực… Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau để phù hợp với từng đối tượng, mục đích sử dụng khác nhau trong thực tế.

Xem thêm: Cầu nâng 1 trụ và những điều có thể bạn chưa biết

tieu-chuan-thiet-bi-nang-ha

Tiêu chuẩn thiết bị nâng hạ áp dụng cho đối tượng nào?

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC8 “Đóng tàu và Công trình biển” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này được dành cho các thiết bị nâng hạ sau:

  • Cần trục kiểu cần (cần trục bánh xích, cần trục ô tô, cần trục đường sắt, cần trục tháp…)
  • Cầu trục và cổng trục các loại
  • Máy nâng (máy nâng xây dựng, tời điện, tời tay, xe tời chạy ray trên cao…)
  • Các bộ mang tải khác

Tuy nhiên, tiêu chuẩn thiết bị nâng hạ này không áp dụng với:

  • Các thiết bị lắp đặt trên tàu biển, các phương tiện đường thủy trong nước và các công trình biển
  • Các loại máy xúc
  • Các thiết bị nâng không dùng dây cáp hay xích
  • Xe nâng hàng
  • Thang máy vận chuyển

tieu-chuan-thiet-bi-nang-ha

Cầu nâng 2 trụ giằng trên (cáp trên) UNIKA QJY4.0-D-1

Tiêu chuẩn thiết bị nâng hạ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật

Các thiết bị nâng hạ thuộc trong phạm vi vừa nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng – thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật:

  • Đóng dấu và gắn nhãn hàng hóa của nhà chế tạo (dấu, tem nhãn, biển cảnh báo)
  • Đảm bảo các yêu cầu về kết cấu (kết cấu khoảng trống, kết cấu kim loại, buồng điều khiển, lan can, sàn…)
  • Các thiết bị cơ khí (dây dẫn động, cáp, xich, cụm móc cẩu, phanh…)
  • Thiết bị thủy lực
  • Các thiết bị an toàn (cơ cấu di chuyển, chống quá tải, chống lật, thiết bị cảnh báo…)

Trong trường hợp những quy định, tiêu chuẩn trên có sự thay đổi hay bổ sung thì cần phải thực hiện theo các quy định được ban hành mới nhất.

tieu-chuan-thiet-bi-nang-ha

Kích nâng ô tô UNIVIET K500

Tiêu chuẩn về an toàn về kết cấu, lắp đặt và sử dụng

Đối với thiết bị nâng hạ sản xuất và chế tạo trong nước, cần đảm bảo:

  • Có đủ hồ sơ kỹ thuật (bản gốc)
  • Bản công bố hoặc giấy chứng nhận hợp quy
  • Phải gắn dấu hợp quy trước khi được lưu thông trên thị trường

Đối với thiết bị nâng hạ nhập khẩu:

  • Với các thiết bị nâng hạ được nhập khẩu từ nước ngoài phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật gốc, được chứng nhận là hợp quy (bởi tổ chức được Việt Nam chỉ định hoặc tổ chức nước ngoài mà Việt Nam là thành viên)
  • Tiêu chuẩn thiết bị nâng hạ nhập khẩu được kiểm tra theo trình tự và thủ tục được quy định. Nếu có vi phạm, sẽ bị xử lý theo luật

tieu-chuan-thiet-bi-nang-ha

Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô SENOK PU04

Ngoài ra, với các thiết bị nâng hạ sau khi được ra lưu thông trên thị trường, các chủ thể, đơn vị bán, lắp đặt cần:

  • Tuân thủ tuyệt đối các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong suốt quá trình bảo quản và lưu thông thiết bị nâng hạ
  • Chỉ được lắp đặt các thiết bị nâng hạ khi:
    • Có đủ hồ sơ kỹ thuật gốc
    • Được chứng nhận hợp quy
    • Có hồ sơ hoàn thành thủ tục hải quan (với thiết bị nhập khẩu)
    • Các thiết bị đảm bảo là đồng bộ hoặc được chế tạo theo dây chuyền hợp tác  giữa các bên
  • Các đơn vị cung ứng, lắp đặt phải là:
    • Cá nhân, đơn vị được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này
    • Đội ngũ kỹ sư và nhân viên phải được đào tạo, huấn luyện bài bản, được cấp thẻ an toàn
    • Tuân thủ các hướng dẫn, quy định bắt buộc của nhà sản xuất và hồ sơ kỹ thuật gốc

Trên thực tế, còn rất nhiều quy định khác về người sử dụng, quá trình sử dụng, nhưng trong bài chia sẻ này, Thiết Bị Ô Tô Uni Việt chỉ giới thiệu với các bạn những tiêu chuẩn thiết bị nâng hạ cơ bản và quan trọng nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích!

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *