Sử dụng hoặc trông thấy thường xuyên tại các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy, nhưng chắc không nhiều người hiểu rõ “Máy nén khí là gì?”. Hay cấu tạo của mỗi loại máy nén khí ra sao? Qua bài viết sau đây, Thiết Bị Ô Tô Uni Việt sẽ giải đáp cho các bạn những câu hỏi này.
Máy nén khí là gì?
Máy nén khí là một loại máy đặc biệt, có khả năng tạo ra các luồng khí với áp suất cao (khí nén) để sử dụng phục vụ các công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau (thực phẩm, y tế, sửa chữa cơ khí…).
Động cơ của máy được chế tạo để có thể hút không khí từ ngoài vào trong buồng khí nén, sau đó qua đầu nén để nén lại thành khí áp suất cao. Trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp máy nén khí ở nhiều nơi bởi công dụng và tính ứng dụng của chúng.
Xem thêm: Cần máy nén khí piston như thế nào để có thể vận hành được 2 cầu nâng 1 trụ cùng lúc?
Phân loại máy nén khí
Thị trường máy nén khí có 2 loại chính là:
- Máy nén khí trục vít
- Máy nén khí piston
Mỗi loại này cũng được chia thành 2 dòng máy khác nhau. Cụ thể:
- Máy nén khí có dầu
- Máy nén khí không dầu
Mỗi loại máy nén khí đều có những công dụng, ưu – nhược điểm riêng để được lựa chọn sử dụng cho từng lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ như máy nén khí trục vít có khả năng cung cấp lượng khí nén lớn và liên tục, nên phù hợp sử dụng trong các khu công nghiệp, nơi khai thác hay nhà máy lớn. Còn máy nén khí không dầu có khả năng tạo ra những luồng khí nén sạch để sử dụng trong không gian kín, phòng sạch hay công nghiệp thực phẩm, y tế…
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy ra vào lốp chi tiết nhất
Cấu tạo các loại máy nén khí ra sao?
Cấu tạo máy nén khí piston
Máy nén khí piston hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích để nén không khí bên trong đến một mức áp suất nhất định để phục vụ công việc.
Cấu tạo:
Máy nén khí piston ngoài loại có dầu và không dầu còn được chia thành loại máy 1 cấp nén và 2 cấp nén. Về cấu tạo của chúng cũng không có nhiều khác nhau, gồm các bộ phận cơ bản như sau:
- Xi-lanh: Bên trong buồng nén, hoạt động theo quỹ đạo nhất định để hút và nén khí
- Đầu nén: Là nơi quá trình nén khí được diễn ra (gồm có ống dẫn khí đầu ra, piston nén khí, bộ lọc khí đầu vào…)
- Bình chứa khí: Dùng để lưu trữ khí sau khí đã được nén, giúp áp suất không bị giảm và đảm bảo cho khí nén khi sử dụng đủ mạnh để có thể hoàn thành công việc
- Hệ thống van: Gồm có các loại van xả, van an toàn và van một chiều. Hệ thống van này giúp điều tiết quá trình nén khí và giúp máy nén khí hoạt động ổn định, an toàn hơn
- Bộ lọc gió: Có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn từ không khí bên ngoài (khi được hút vào) lọt vào trong buồng nén
- Đồng hồ đo áp: Hiển thị áp suất bình chứa để người dùng có thể theo dõi khi làm việc
- Rơ-le áp suất: Là bộ phận có thể đóng/mở tự động theo cài đặt trước đó của người dùng (tự ngắt/đóng khi máy đã đạt đủ áp suất)
- Mô-tơ: Động cơ bên trong máy, giúp máy nén khí có thể hoạt động
Cấu tạo máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít là loại máy nén khí công suất lớn, được sử dụng phục vụ các công việc có yêu cầu cao về lượng khí cung cấp. Khí nén bởi loại máy này có thể đạt từ 8 – 16bar.
Cấu tạo:
- Động cơ chính
- Lọc và bơm dầu
- Đầu nén áp suất thấp
- Đầu nén áp suất cao
- Van cửa hút
- Giải nhiệt trước
- Giải nhiệt sau
- Giải nhiệt dầu
- Quạt giải nhiệt
- Bảng điều khiển
- Van an toàn
- Tủ điều khiển
- Hộp bánh răng
- Dây dẫn truyền động
- Thước (que) đo dầu (với máy sử dụng dầu)
Như vậy là Thiết Bị Ô Tô Uni Việt vừa chia sẻ với các bạn một số những thông tin cơ bản để giúp bạn hiểu hơn, đồng thời giải đáp thắc “Máy nén khí là gì?”. Nếu có nhu cầu sử dụng, hãy cân nhắc về công việc và không gian sử dụng của mình để có lựa chọn chính xác nhất nhé!