Với các loại cầu nâng (thiết bị nâng hạ) hiện nay, việc thiết kế và thi công nền móng đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp cầu vận hành chính xác và ổn định mà còn đảm bảo an toàn cho người thợ trong quá trình làm việc. Trong bài viết hôm nay, Thiết Bị Ô Tô Uni Việt sẽ hướng dẫn đào móng cầu nâng cắt kéo cho gara để các bạn hiểu hơn về quy trình này.
Tìm hiểu thông tin về cầu nâng cắt kéo
Cầu nâng cắt kéo là một trong những thiết bị chuyên dụng được sử dụng trong các gara ô tô, tiệm rửa, sửa chữa xe ô tô. Thiết bị này có tác dụng nâng những chiếc xe lên cao để tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa các chi tiết, bộ phận dưới gầm xe.
Đặc điểm của loại cầu này là nó có phần chân (móng) được thiết kế chìm dưới mặt đất (mặt sàn gara), giúp cầu có thể hạ xuống và tiết kiệm diện tích không gian khi không sử dụng.
So với các loại cầu nâng 1 trụ hay 2 trụ giằng trên thì cầu nâng cắt kéo phù hợp với các xưởng có diện tích vừa và nhỏ. Chúng hoạt động khá êm ái và có chốt khóa nên đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.
Ưu điểm của cầu nâng cắt kéo
Cầu nâng cắt kéo có nhiều ưu điểm nổi bật, như:
- Khi không sử dụng, cầu có thể hạ xuống và xếp gọn bằng mặt sàn, giúp tiết kiệm không gian làm việc
- Là thiết bị không thể thiếu trong các gara sửa chữa, đặc biệt khi cân chỉnh bánh xe, kiểm tra góc lái 3D…
- Cầu có thể tích hợp cùng hệ thống và bảng điều khiển điện tử, giúp điều chỉnh chính xác độ cao cần để người thợ làm việc
- Cầu nâng cắt kéo có hệ thống chống quá tải, giúp bảo đảm an toàn tối đa khi sử dụng
- Hệ thống khóa có thể vận hành tự động bằng khí nén, mang tới sự an toàn tuyệt đối cho người thợ ngay cả khi ống thủy lực bị vỡ
Hướng dẫn đào móng cầu nâng cắt kéo cho Gara
Để thi công đào móng cầu nâng cắt kéo, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị mặt bằng:
Tùy thuộc vào loại cầu nâng cắt kéo bạn lắp là loại nào và lắp bao nhiêu bộ mà chúng ta cần tính toán khoảng cách giữa chúng cũng như khoảng không gian trống còn lại để di chuyển và làm các công việc khác.
Thi công:
- Thiết kế sẵn 2 hố (móng) chôn với kích thước chiều dài x chiều rộng bằng chân cầu nâng
- Chiều sâu hố móng khoảng 30cm trở lên
- Khoảng cách giữa 2 mép móng cầu khoảng 80cm trở lên
- Nền móng cầu phải được thi công bằng bê tông mác 300 – 400 (chỉ gồm xi măng, cát và sỏi, không có cốt thép) để đảm bảo móng cầu không bị lún trong quá trình sử dụng
- Bề mặt sàn buộc phải làm phẳng để chân cầu đặt tiếp xúc hoàn toàn với mặt sàn. Nếu bị kênh, lệch sẽ cần thi công lại hoặc kê lót, dẫn tới không đảm bảo an toàn và yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng
- Giữa 2 hố móng đặt một đường ống có phi (Φ) 34 – 48 để lắp đặt đường ống dẫn dầu
- Thiết kế một ống phi (Φ) 48 khác chạy từ móng cầu tới thẳng vị trí đặt tủ điều khiển (hệ thống điều khiển). Tác dụng của ống này là đưa hệ thống dẫn dầu và điện trực tiếp từ tủ điều khiển tới cầu nâng
- Hạ cầu nâng xuống 2 hố móng
- Nâng cầu lên và tiếp tục khoan bắt vít cố định chân cầu
Xem thêm: Cách bảo quản đồ nghề cơ khí với tủ đựng dụng cụ cơ khí
Lưu ý khi đào móng cầu nâng cắt kéo
- Ống lắp đặt dây tới tủ điều khiển có thể đặt 1 trong 2 bên, nhưng ưu tiên bên gần với tủ điện hơn
- Khoảng cách lý tưởng từ móng cầu tới tủ điều khiển là khoảng 1m, tối đa 1.8m
- Đáy và thành hố phải được đánh phẳng để đảm bảo chân cầu xuống và tiếp đất hoàn toàn
- Nên lựa chọn ống gen chất lượng tốt để đi ống
- Không bắt buộc ống gen đi từ tủ điều khiển tới cầu nâng phải là đường thẳng hoàn toàn
Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt cầu nâng cắt kéo hoặc cần được tư vấn cụ thể chi tiết hơn việc thi công, lắp đặt, hãy liên hệ với Thiết Bị Ô Tô Uni Việt để được hỗ trợ tốt nhất.