Từ lâu nay, việc vận hành các thiết bị nâng hạ luôn cần đảm báo tính an toàn cho người sử dụng và cả người xung quanh. Nếu không cẩn thận, tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây thiệt hại về người và của cải. Hôm nay hãy cùng Uni Việt tìm hiểu thông tin các quy định về cách sử dụng an toàn thiết bị nâng hạ nhé!
Thiết bị nâng hạ bao gồm những gì?
Thiết bị nâng hạ là một tên gọi khác dành cho tất cả các loại thiết bị có khả năng di chuyển và nâng hạ các loại hàng hóa đi khắp nơi. Chúng thường được sử dụng trong các nhà xưởng, kho bãi với nhiệm vụ thay thế sức người di chuyển hàng hóa nặng, kích thước lớn. Việc nắm rõ cách sử dụng an toàn thiết bị nâng hạ là vô cùng quan trọng, đảm bảo người vận hành không gặp bất cứ rủi ro nào.
Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô SENOK PU04
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng bình phun bọt tuyết – Thông tin mới nhất 2022
Một số quy định về cách sử dụng an toàn thiết bị nâng hạ
Các thiết bị nâng hạ chỉ được sử dụng khi đạt tình trạng kỹ thuật ổn định. Nghiêm cấm sử dụng các thiết bị chưa qua kiểm tra hoặc chưa được đăng ký sử dụng.
Người điều khiển thiết bị cần được đào tạo và cấp chứng chỉ đầy đủ. Họ cần nắm chắc đặc tính kỹ thuật, các chức năng, bộ phận cơ cấu và cách sử dụng an toàn thiết bị nâng hạ.
Không được phép dùng các loại thiết bị nâng hạ cơ cấu đóng và mở bằng loại ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu cho người, kim loại lỏng, các vật liệu dễ cháy nổ, chất hóa học độc hại, bình khí nén.
Có thể được dùng 2 hoặc nhiều thiết bị nâng hạ để cùng thao tác cho một khối hàng hóa. Trong các giải pháp an toàn thiết bị nâng hạ cần phải có sơ đồ buộc nối các móc tải, sơ đồ di chuyển và nêu được rõ trình tự thao tác, yêu cầu kỹ thuật.
Trong quá trình vận hành an toàn thiết bị nâng hạ, không được phép:
- Di chuyển lên, xuống máy khi thiết bị đang hoạt động
- Đứng trong bán kính gầu quay của cần trục
- Nâng, hạ hay di chuyển khi có người đứng lên trên tải
- Nâng tải đang bị vùi lấp dưới lớp đất đá hoặc bị đè lên
- Chuyển hướng của thiết bị khi tải đang thao tác
- Nâng tải có khối lượng lớn hơn trọng tải, làm khuất tầm nhìn của người điều khiển
- Cẩu với cao, kéo lê tải dưới đất
Khi các thiết bị cầu trục và cần trục công xôn di động đang hoạt động, các lối cần được chắn và đóng đầy đủ.
Chỉ tiến hành vệ sinh, tra dầu, sửa chữa trên thiết bị nâng khi thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn (phòng ngừa trơn trượt, rơi ngã, điện giật…)
Khi người lái thiết bị nâng không nhìn thấy tải cần bố trí người đánh tín hiệu.
Khi nâng hạ, di chuyển tải ở gần với công trình nhà cửa, chướng ngại vật, cần phải đảm bảo khoảng cách. Tránh gây va chạm với các công trình và những người xung quanh.
Ngừng hoạt động với các thiết bị ngoài trời khi tốc độ gió lớn hơn mức cho phép của nhà sản xuất.
Không treo pano, áp phích che chắn tầm nhìn và tăng diện tích cản gió của thiết bị.
Cần phải siết chặt kẹp ray, chống tự trôi của các cần trục tháp, các cổng trục, loại cần trục chân đế khi kết thúc giờ làm việc. Tránh để thiết bị xảy ra các tình huống xấu, gây tai nạn.
Phải ngay lập tức ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn thiết bị nâng hạ khi:
- Phát hiện các hiện tượng như biến dạng dư với các kết cấu kim loại
- Phát hiện phanh của cơ cấu, trục khuỷu bị hỏng
- Phát hiện các bộ phận như móc, ròng rọc, dây cáp, tang bị mòn, rạn nứt hỏng hóc.
- Phát hiện đường ray nâng hạ bị hư hỏng hoặc không đảm bảo đầy đủ yêu cầu an toàn về kỹ thuật.
Cầu nâng cắt kéo 3 tấn UNIKA U-6102
Mua thiết bị nâng hạ ở đâu?
Univiet tự hào khi trở thành đơn vị phân phối thiết bị nâng hạ hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng nhất với mức giá cạnh tranh nhất. Univiet luôn đặt trải nghiệm khách hàng và uy tín lên làm tôn chỉ hàng đầu. Khách hàng có thể yên tâm sử dụng an toàn thiết bị nâng hạ với hướng dẫn và bảo hành đầy đủ.
Cầu nâng 2 trụ giằng trên (cáp trên) UNIKA QJY4.0-D-1
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về các nguyên tắc an toàn thiết bị nâng hạ. Hãy truy cập ngay Univiet để tham khảo các sản phẩm mới nhất của chúng tôi.