Tìm hiểu về cấu tạo máy nén khí piston, nguyên lý hoạt động và đặc điểm nổi bật

Nếu chưa biết cấu tạo máy nén khí piston thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Hay giá máy nén khí piston bao nhiêu? thì bài viết sau đây của Thiết Bị Ô Tô Uni Việt sẽ cho các bạn câu trả lời.

Tìm hiểu máy nén khí piston

Máy nén khí piston (còn gọi là máy nén khí pít tông) là một trong những loại máy nén khí có công suất mạnh mẽ nhất hiện nay (công suất tối đa có thể đạt tới 30HP).

Máy hoạt động dựa trên nguyên lý về việc thay đổi thể tích. Cụ thể, không khí được nén trong một không gian kín hoàn toàn, từ đó làm giảm thể tích và tăng áp suất của khí để sử dụng cho công việc.

So với các loại máy nén khí khác thì máy nén khí piston cho hiệu quả nén khí cao hơn, thời gian nén nhanh hơn và giúp tiết kiệm điện năng hơn.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại máy nén khí chính đang được sử dụng là:

  • Máy nén khí piston có dầu
  • Máy nén khí piston không có dầu

Ngoài ưu điểm về hiệu quả làm việc, cấu tạo máy nén khí piston đơn giản, sản phẩm này còn có giá thành tương đối phải chăng, kích thước nhỏ và gọn gàng nên rất được người dùng ưa chuộng và trở nên phổ biến.

Xem thêm: Máy nén khí – Những lưu ý cần thiết để sử dụng được bền hơn

Tìm hiểu máy nén khí piston

Cấu tạo máy nén khí piston

Máy nén khí piston có dòng 1 cấp và 2 cấp, nhưng dù là loại nào thì cấu tạo máy nén khí piston, các bộ phận và nguyên lý hoạt động cũng đều tương tự nhau.
Các bộ phận chính của của máy nén khí piston gồm:

  • Xi-lanh: Tạo ra một không gian kín độc lập để hút và nén khí
  • Đầu nén: Bộ phận quan trọng nhất của máy nén khí, là nơi diễn ra quá trình nén khí (gồm piston nén khí, ống dẫn khí ra, bộ lọc khí vào…)
  • Bình chứa: Nơi chứa khí đã được nén, đồng thời điều áp đầu ra, giúp áp lực khí không bị hụt, đảm bảo hiệu quả công việc
  • Hệ thống van: các loại van xả nước, van an toàn, van một chiều… hệ thống van này giúp máy nén khí hoạt động ổn định và quá trình nén khí an toàn hơn
  • Lọc gió: Giúp ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài lọt vào trong buồng nén (cụm đầu nén)
  • Đồng hồ đo áp: Hiển thị và giúp theo dõi áp suất khí trong bình chứa
  • Rơ-le áp suất: Có thể tự động đóng/mở khi máy đã đạt đủ áp suất theo cài đặt trước đó của người dùng
  • Mô-tơ: Động cơ của máy, giúp máy nén khí hoạt động

Xem thêm: Cầu nâng 1 trụ và những điều có thể bạn chưa biết

Cấu tạo máy nén khí piston

Nguyên lý máy nén khí piston

Với cấu tạo máy nén khí piston như thế thì nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản và chủ yếu dựa trên chuyển động của piston bên trong xi-lanh:

  • Khi piston đi xuống – Không khí bên ngoài được hút vào trong buồng nén
  • Khi piston đi lên – Khí bên trong được nén lại thành khí nén áp suất cao

Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại liên tục, đến khi áp suất và thể tích khí trong buồng nén bị thay đổi tới khi đủ điều kiện để sử dụng và lớn hơn áp suất van xả (rơ-le áp suất), van sẽ tự động mở để xả khí sang bình chứa.
Đây là một quy trình khép kín và lặp lại liên tục trong suốt quá trình máy làm việc và chỉ dừng lại khi máy ngừng hoạt động.

Tuy cấu tạo máy nén khí piston giống nhau nhưng có chút khác biệt nhỏ với dòng máy nén khí piston 1 cấp và 2 cấp, đó là:

  • Máy nén khí piston 1 cấp – Không khí được hút vào và nén tại đầu nén, sau đó xả ra và chứa tại bình chứa
  • Máy nén khí piston 2 cấp – Sử dụng thêm nhiệt độ để quá trình nén khí hiệu quả hơn. Vì thế nên ngoài bình chứa, máy nén khí loại này còn có thêm bình hạ nhiệt để làm giảm nhiệt độ khí nén qua mỗi lần nén khí (2 lần)

* Lưu ý: Một số loại máy nén khí piston sẽ có cách di chuyển sang 2 bên trái – phải thay vì lên xuống.

Nguyên lý máy nén khí piston

Ưu nhược điểm của máy nén khí piston

Ưu điểm:

  • Máy nén khí piston có tính ứng dụng rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Cấu tạo và nguyên lý máy nén khí piston khá đơn giản
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều người dùng
  • Kết cấu, trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng và di chuyển
  • Các chi tiết có thể tháo lắp đơn giản
  • Khả năng tạo ra luồng khí nén ở áp suất cao
  • Tạo ra luồng khí nén sạch để sử dụng trong phòng kín (máy nén khí không dầu)

Nhược điểm:

  • Máy rung tương đối mạnh khi làm việc
  • Độ ồn cao (với máy nén khí có dầu)
  • Độ bền kém hơn so với các loại máy nén khí trục vít
  • Khí nén có thể chứa dầu (với máy nén khí có dầu)

Giá máy nén khí piston

Giá máy nén khí piston không cố định. Tùy thuộc vào bạn muốn sử dụng loại máy nào? Bao nhiêu xilanh hay dung tích, công suất khí nén là bao nhiêu mà giá cả của chúng sẽ khác nhau. Ngoài ra, địa chỉ mua và thương hiệu cũng là yếu tố ảnh hưởng tới giá bán các sản phẩm.

Trên đây, Thiết Bị Ô Tô Uni Việt vừa giới thiệu với các bạn về cấu tạo máy nén khí piston, nguyên lý cũng như đặc điểm nổi bật của dòng máy này. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm kiến thức khi lựa chọn và sử dụng máy nén khí này.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua Email
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về bài viết này!x