Hướng dẫn cách làm hố móng để lắp đặt cầu nâng 1 trụ chuẩn xác nhất

Trong quá trình lắp đặt cầu nâng 1 trụ thì đào hố móng là một trong những bước vô cùng quan trọng và cần được thực hiện đúng cách, đúng kỹ thuật. Để tránh những lỗi về kỹ thuật cũng như đảm bảo an toàn trong khi sử dụng, hôm nay Thiết Bị Ô Tô Uni Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách làm hố móng để lắp đặt cầu nâng 1 trụ chuẩn xác nhất.

Tìm hiểu về cầu nâng 1 trụ

Cầu nâng 1 trụ (còn được hiểu là thiết bị nâng hạ) là sản phẩm quan trọng, không thể thiếu tại các trạm rửa xe hay các xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe chuyên nghiệp.

Tác dụng chính của việc lắp đặt cầu nâng 1 trụ là giúp người thợ đưa những chiếc xe lên cao để có thể làm vệ sinh, kiểm tra, sửa chữa hay khắc phục các vấn đề về máy móc, động cơ ở bên dưới gầm xe một cách dễ dàng.

Giá và kích thước cầu nâng 1 trụ là không cố định với mọi sản phẩm trên thị trường, tùy thuộc vào thương hiệu, hãng sản xuất cầu nâng (Việt Nam, Ấn Độ hay Trung Quốc) mà bạn mua mà mỗi thiết bị nâng hạ này sẽ có những kích thước khác nhau. Ngoài ra, việc sử dụng loại thiết bị nâng hạ mặt bàn âm hay dương cũng sẽ ảnh hưởng tới yếu tố giá cầu nâng 1 trụ trên thị trường.

Xem thêm: Cầu nâng 1 trụ và những điều có thể bạn chưa biết

Tìm hiểu về cầu nâng 1 trụ

Xác định vị trí làm mặt bằng

Tại phần diện tích sẽ sử dụng làm gara, các bạn xác định vị trí sẽ sử dụng để làm mặt bằng đào hố trụ. Lưu ý:

  • Vị trí đào hố lắp đặt cầu nâng 1 trụ phải đảm bảo đủ rộng để có thể di chuyển, đi lại, vận chuyển đồ hay thực hiện các thao tác sửa chữa, bảo dưỡng, sửa xe cần thiết
  • Phần đáy hố và bề mặt phải đảm bảo bằng phẳng để trụ đứng thẳng, an toàn và đảm bảo khi xử lý các vấn đề kỹ thuật
  • Trần xưởng, gara ô tô lắp đặt trụ phải có chiều cao đủ lớn, tốt nhất là phải cao hơn tổng chiều cao của cầu nâng + xe
  • Tránh đào hố lắp đặt cầu nâng 1 trụ ngay giữa cửa, giữa lối đi hay ở những nơi có nền đất yếu

Hướng dẫn cách làm hố móng để lắp đặt cầu nâng 1 trụ

Đào rộng hố móng theo tiêu chuẩn

  • Kích thước của hố móng thông thường sẽ được đào với kích thước chiều rộng x chiều dài là 100 x 100 (cm), chiều sâu hố = 260 – 280 (cm) và đổ bê tông dưới đáy hố một lớp dày khoảng 30 – 40 cm.
  • Tuy nhiên, lưu ý việc mặt bàn nâng của bạn là loại gì mà chiều cao từ đáy hố tới mặt sàn cốt sẽ khác nhau một chút, cụ thể:
    • Đối với mặt bàn chữ Y – Đo khoảng cách từ mặt sàn cốt đến mặt bê tông đáy khoảng 220 – 230 (cm)
    • Đối với mặt bàn chữ H – Đo khoảng cách từ mặt sàn cốt đến mặt bê tông đáy khoảng 235 – 255 (cm)
  • Ngoài ra, cũng cần chú ý tạo đường thoát nước cho hố lắp đặt cầu nâng 1 trụ âm sàn với kích thước 25cm, cách tâm hố khoảng 50cm và có thể đặt bên trái hoặc phải tùy ý.

Xem thêm: Tất tần tật các loại cầu nâng ô tô được ưa chuộng nhất 2022

Đào rộng hố móng theo tiêu chuẩn

Đổ bê tông và hạ cống bi

  • Sau khi đào hố và đổ bê tông xong, hạ 2 cống bi đã được chuẩn bị sẵn xuống dưới hố. Kích thước lọt lòng của cống bi yêu cầu đạt tối thiểu từ 60cm trở lên.
  • Mục đích và chức năng của cống bi là ngăn không cho đất cát rơi xuống dưới, chống sạt lở hố và bảo vệ ty nâng của cầu nâng 1 trụ.

Đổ bê tông và hạ cống bi

Đào đường dẫn dầu

Sau khi đã thực hiện xong những thao tác trên, để tiếp tục lắp đặt cầu nâng 1 trụ, chúng ta cần tiếp tục đào đường dẫn dầu (ống dẫn dầu). Đường dẫn dầu phải đảm bảo độ rộng tối thiếu 30 – 40 (cm), sâu khoảng 40cm. Khoảng cách lý tưởng nhất từ bình chứa dầu tới tâm hố móng sẽ phụ thuộc vào loại cầu nâng đó là loại cầu không xoay hay xoay 360 độ:

  • Tiêu chuẩn đối với cầu không xoay – Khoảng cách tính từ tâm của hố móng tới bình dầu vào khoảng 320 – 350 (cm)
  • Tiêu chuẩn đối với cầu xoay 360 độ – Khoảng cách tính từ tâm của hố móng tới bình dầu vào khoảng 400 – 450 (cm)

Như vậy, Thiết Bị Ô Tô Uni Việt vừa chia sẻ và hướng dẫn các bạn một số thao tác, yêu cầu kỹ thuật khi đào hố móng lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích!

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *