Quy trình đánh bóng, hiệu chỉnh bề mặt sơn, phủ bảo vệ 13 bước

Đánh bóng, phủ Ceramic là một dịch vụ làm đẹp cao cấp mà không phải trung tâm chăm sóc xe nào cũng có. Vậy quá trình tạo nên một bề mặt sơn sáng bóng như gương cần bao nhiêu công đoạn, thời gian bao nhiêu lâu và phức tạp thế nào?

Phương pháp hiệu chỉnh bề mặt sơn là gì?

quy trình đánh bóng 01
Cấu tạo của bề mặt sơn

Sơn ô tô được chia làm 3 lớp:

  • Sơn lót: lớp tiếp xúc với lớp nhựa vỏ xe.
  • Sơn màu: lớp ở giữa
  • Sơn bóng: lớp ngoài cùng, ngăn cho các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng làm mất màu sơn

Hiệu chỉnh bề mặt sơn

Hiệu chỉnh bề mặt sơn là loại bỏ hoặc hiệu chỉnh các khiếm khuyết của lớp sơn. Các khiếm khuyết phổ biến là: vết trầy, vết xước, vết đá dăm, lỗi vỏ cam, ăn mòn do axit, vết đánh bóng 3 chiều (hologram), … Phương pháp thông dụng nhất để hiệu chỉnh bề mặt sơn là sử dụng xi và máy đánh bóng.

Mục tiêu của quá trình hiệu chỉnh bề mặt sơn là sửa chữa và loại bỏ sự không hoàn hảo trên bề mặt sơn xe trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn của sơn. Hiệu chỉnh bề mặt sơn không phải là đánh bóng cho hết sạch vết xước, vì điều đó đồng nghĩa với việc cũng mất hết lớp sơn nguyên bản của xe. Hiệu chỉnh sơn là một kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề, kỹ thuật tốt của người thi công với đầy đủ các loại máy, xi và phớt phù hợp cho từng khu vực.

Phủ bảo vệ

Phủ bảo vệ là bước thực hiện sau khi hiệu chỉnh bề mặt sơn. Có 6 dạng phủ bảo vệ chính:

  • Wax: Sáp được chiết xuất từ cây cọ Carnauba của Mỹ
  • Sealant: Dạng lỏng hoặc dạng kem, có thành phần hữu cơ hoặc thêm phi hữu cơ
  • Nano Coating: Phủ nano gốc hữu cơ
  • Ceramic Coating: Phủ gốm gốc phi hữu cơ
  • PPF: Dán phim bảo vệ sơn
  • Self healing clearcoat: Sơn tự lành vết xước

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng phân tích quy trình phủ phổ biến nhất tại các trung tâm chăm sóc xe Việt Nam hiện nay là CERAMIC COATING.

Tác dụng của hiệu chỉnh bề mặt sơn, phủ bảo vệ

  • Làm đẹp cho chiếc xe của bạn
  • Tránh được các tác nhân từ môi trường lên lớp sơn nguyên bản: tia UV, băng keo, nhựa đường, phân chim, nhựa cây, v…v…
  • Tạo hiệu ứng lá sen chống bám nước
  • Bảo vệ xe khỏi các vết xước nhỏ

Quy trình đánh bóng, hiệu chỉnh bề mặt sơn, phủ bảo vệ

B1: Rửa xe chi tiết

quy trình đánh bóng 01 rửa xe
Rửa xe chi tiết

B2: Đánh giá bề mặt, đo các vết xước

Sau khi rửa sạch, cần đưa vào phòng chức năng với đầy đủ ánh sáng thiết bị để đánh giá, phân tích các vết xước. Mỗi vết xước khác nhau cần chuẩn bị các loại máy, phớt và xi khác nhau để thi công

quy trình đánh bóng 02 kiểm tra xước
Sử dụng đèn soi xước đánh giá bề mặt

B3: Vệ sinh chi tiết

Vệ sinh phân chim, nhựa cây, băng keo, nhựa đường, xác côn trùng trên bề mặt sơn.

quy trình đánh bóng 03 vệ sinh chi tiết
Sử dụng hóa chất vệ sinh các chi tiết: phân chim, nhựa cây, băng keo, nhựa đường, v…v…

B4: Vệ sinh bề mặt sơn sử dụng các loại đất sét Clay

Có nhiều phương pháp khác nhau vệ sinh bề mặt sơn bằng đất sét Clay khác nhau như: Clay Bar, Clay Pad, Clay Towel, Clay Glove

Vệ sinh bề mặt sơn với dung dịch 3D Final Touch và Phớt đất sét Clay Pad
Vệ sinh bề mặt sơn với dung dịch 3D Final Touch và Phớt đất sét Clay Pad

👉 Xem thêm: 4 phương pháp vệ sinh bề mặt sơn xe phổ biến

B5: Dán băng keo che các chi tiết không đánh bóng

Dán băng keo che các chi tiết: kính, gương, logo, mặt calang, lazang, đèn cảm biến, v..v…

quy trình đánh bóng 05 dán che chi tiết
Dán băng keo che đi các chi tiết không phải sơn

B6: Xả nhám, hạ cam (tùy từng bề mặt)

Không phải bề mặt nào cũng nên xả nhám. Cần đánh giá bề mặt thật tốt tránh trường hợp mài mòn lớp sơn xe.

quy trình đánh bóng 06 xả nhám
Xả nhám, hạ cam tùy theo từng bề mặt

B7: Đánh bóng 3 bước

  • Bước 1: Dùng máy đồng tâm kết hợp xi bước 1
  • Bước 2: Dùng máy đồng tâm/lệch tâm với xi bước 2
  • Bước 3: Dùng máy lệch tâm với xi bước 3
quy trình đánh bóng 07 đánh bóng
Đánh bóng, hiệu chỉnh bề mặt sơn

B8: Vệ sinh xi thừa

Vệ sinh sạch xi trên bề mặt sơn để không bị vỡ lớp phủ.

quy trình đánh bóng 08 vệ sinh xi thừa
Vệ sinh xi thừa sau khi đánh bóng bằng máy hơi nước nóng

B9: Ủ bọt, rửa trôi xi

Lưu ý không dùng găng tay lau lên bề mặt sơn đã đánh bóng tránh tạo các vết xước, chỉ lau trên kính, gương.

quy trình đánh bóng 09 ủ bọt trôi xi
Rửa sạch bề mặt sơn bằng bọt

B10: Lau khô và vệ sinh bước cuối

Dùng khăn sạch lau khô và sử dụng dung dịch vệ sinh trước khi phủ Ceramic

quy trình đánh bóng 10 vệ sinh bước cuối
Vệ sinh bước cuối bằng dung dịch trước khi phủ

B11: Phủ bảo vệ

Phủ theo diện tích 40cm2 hình bàn cờ. Sau khi phủ 30 giây, dùng khăn Microfiber lau lại và tiếp tục 1 khăn thứ 2 lau cho sạch hẳn.

quy trình đánh bóng 11 phủ bảo vệ
Phủ Ceramic Coating 3D Products

B12: Sấy khô lớp phủ

Sử dụng đèn sấy hồng ngoại sấy khô lớp phủ

quy trình đánh bóng 12 sấy khô lớp phủ
Dùng đèn sấy hồng ngoại sấy khô lớp phủ

B13: Lưu ý sau khi phủ & bàn giao xe

Sau khi phủ, để 24h trong phòng sấy. Sau khi bàn giao khuyến cáo khách hàng sau 72 giờ mới nên cho xe dính nước.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan, hiểu được công dụng cũng như quy trình phủ Ceramic một chiếc xe là như thế nào!

Đừng quên theo dõi trên các kênh truyền thông của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé!

Facebook: fb.com/univietstore

Youtube: youtube.com/univiet

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *